Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Kính hiển vi SPIM - Công nghệ mới trong nghiên cứu và chẩn đoán

Những nhà vật lý của Viện thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu (European Molecular Biology Laboratory - EMBL) đã phát minh ra một loại kính hiển vi mới, có tên gọi là SPIM (Selective Plane Illumination Microscopy). Đây là loại kính hiển vi tối tân nhất hiện nay và chắc chắn, trong tương lai, nó sẽ là một dụng cụ thiết yếu trong các phòng nghiên cứu sinh học hiện đại.

Với nhiều cải tiến kỹ thuật, SPIM đem đến cho các nhà khoa học một cái nhìn sâu sắc hơn bao giờ hết về thế giới vi sinh.
Các loại kính hiển vi ngày nay không thể nào đáp ứng được những nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học, cụ thể là các nhà sinh học của viện EMBL. Sử dụng công nghệ 3D, SPIM lần đầu tiên khắc phục được những nhược điểm này. SPIM cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cơ thể sống từ nhiều khía cạnh khác nhau, họ có thể phát hiện ra những chi tiết nhỏ nhất của mẫu vật nghiên cứu. Không chỉ vậy, giá thành của SPIM chỉ bằng khoảng 1/3 các loại kính hiện nay, nhưng chất lượng của nó hơn các loại kính hiện nay đến 5 lần.
Chúng ta có thể quan sát các mẫu vật lớn khoảng 2-3 mm qua kính hiển vi SPIM chứ không cần phải hủy hoại mẫu vật, biến chúng thành những tiêu bản dẹp như hiện nay. Vì vậy mà chúng ta quan sát được mẫu vật 1 cách chính xác và thật hơn. SPIM sẽ chiếu sáng từng phần mỏng của mẫu vật rồi hệ thống máy sẽ ghi nhận những thông tin, hình ảnh thu được. Tất cả các tia sáng phát ra từ máy đều chỉ quét qua mẫu vật nên hình ảnh thu được rất sắc nét, tránh được tình trạng ảnh mờ do các vết bẩn của nền tiêu bản như các loại kính thông thường vẫn mắc phải. Và đặc biết nhất của SPIM là các mẫu vật vẫn có thể phát triển bình thường bên dưới kính - đây là điều không bao giờ có thể thực hiện được đối với các loại kính trước đây.
Ernst Stelzer, người đại diện của đội nghiên cứu SPIM, cho biết: “Nó thật tuyệt vời, đặc biệt là đối với những nghiên cứu phát triển sinh học. Với SPIM, các khoa học có thể thấy được những gì tưởng chừng như không thể”.

Hoàng Lão Tà
kinhhienvi.leica@gmail.com

(theo Medical New)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét